Hàng xóm, cán bộ địa phương hỗ trợ gia đình ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An sửa chữa nhà tạm - Ảnh: TÂM PHẠM
Sau hai năm thực hiện cuộc vận động, hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đến nay 8/20 huyện, thành phố, thị xã ở Nghệ An không còn hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở phải sống trong các căn nhà tạm bợ, dột nát.
Ấm tình nhà đại đoàn kếtTrong cái rét ngọt những ngày cuối tháng 12, gia đình bà Lào Thị Đào - ngụ bản Khe Trằng, xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An - khấp khởi niềm vui khi được dọn vào ngôi nhà mới để ở chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ. Cạnh nền đất nhà cũ là căn nhà cấp bốn vừa được xây lên, rộng hơn 60m2 còn vương mùi sơn mới.
Gia đình bà Đào là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhiều năm trước, nơi tá túc gia đình bà rộng chỉ hơn chục mét vuông, lợp ngói fibro ximăng thủng lỗ chỗ, xung quanh quây bạt rách nát. Những ngày mưa to gió lớn thì không thể ở, ngày nắng thì nóng bức.
Nguồn thu nhập của gia đình bà chủ yếu phụ thuộc vào nương sắn, vài sào ruộng khoán mùa được mùa mất. Ước mơ về một mái nhà vững chãi với bà Đào vì thế "có mơ cũng không dám nghĩ tới".
Căn nhà của gia đình bà Đào trước và sau khi nhận được sự hỗ trợ xây mới - Ảnh: DOÃN HÒA
Qua khảo sát của địa phương, gia đình bà Đào được lựa chọn là hộ gia đình được xóa nhà tạm. Từ nguồn kinh phí 50 triệu đồng cùng sự chung tay của con em đồng hương xa quê, sau hơn tháng thi công căn nhà với tường xây kiên cố, nền lát gạch, sân có mái che cho gia đình bà đã hoàn tất.
"Tôi rất xúc động vì từ nay có nơi ăn,Hot51 Mod APK chiaseapk. chốn ở, Jayaslot không còn lo những ngày mưa rét phải đi tá túc sang hàng xóm. Từ nay gia đình được sum vầy trong căn nhà đầy ý nghĩa này", Link Slot gf777 bà Đào xúc động chia sẻ.
Ở xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), không ai là không biết đến hoàn cảnh éo le của hai chị em bà Nguyễn Thị Thúy và Nguyễn Thị Nga.
Năm nay hai bà đã ngoài tuổi 60. Tuổi già, sức khỏe yếu, không chồng, không con và thuộc người bảo trợ xã hội, hai bà sống nương tựa vào nhau trong ngôi nhà đã xập xệ.
Từ vận động đóng góp của các đơn vị cùng sự kêu gọi hỗ trợ từ doanh nghiệp, bà con láng giềng, anh em họ tộc đóng góp tiền, ngày công, sau ba tháng xây dựng, bà Thúy và bà Nga đã có ngôi nhà mới khang trang để ở. Hôm dọn vào nhà "Đại đoàn kết", hai bà còn được mọi người mua sắm giường và một số vật dụng cần thiết như quạt, nồi cơm điện…
Cán bộ chiến sĩ Công an huyện Kỳ Sơn, Nghệ An xắn tay làm nhà cho bà con - Ảnh: HỒ HƯNG
Cán bộ đi đầu kêu gọi cộng đồng chung tayÔng Hoàng Quyền - chủ tịch UBND huyện Anh Sơn - cho hay việc vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện được cấp ủy xác định là nhiệm vụ trọng tâm, huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc, tạo thành "chiến dịch" cải thiện nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Theo ông Quyền, cách làm của huyện Anh Sơn là vận động, phát huy vai trò đầu tàu đóng góp trước tiên của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện; sau đó mới huy động cộng đồng xã hội cùng chung tay.
Tăng ngay mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát từ hôm nayĐỌC NGAY"Chúng tôi thành lập ban chỉ đạo từ huyện xuống xã, rà soát nhu cầu nhà ở từ xây dựng mới, sửa chữa. Ngoài đóng góp tiền thì bà con ở thôn, xóm láng giềng còn tự nguyện góp ngày công, vật liệu giúp các gia đình xây nhà. Nhờ vậy, huyện đã hoàn thành 257/257 nhà giai đoạn 2023-2025 trước kế hoạch đề ra", ông Quyền chia sẻ.
Ông Nguyễn Đình Hùng - chánh văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An - cho biết trước khi có chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi" của cả nước, chương trình của Nghệ An phát động từ tháng 2-2023 đã thống nhất mức hỗ trợ là 50 triệu đồng khi xây mới và 25 triệu đồng/hộ khi sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.
Một căn nhà lắp ghép được ngành công an hỗ trợ người nghèo ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - Ảnh: HỒ HƯNG
Vừa qua, Ban Chỉ đạo tỉnh Nghệ An đã quyết định tăng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/hộ khi xây mới và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa nhà với tất cả các đối tượng, nhằm đảm bảo bằng mức chung của chương trình cả nước vừa phát động, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Sau gần 2 năm thực hiện chương trình, toàn tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 11.787 nhà với tổng nguồn lực hỗ trợ bằng các hình thức trên 843 tỉ đồng.
"Nghệ An xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 cơ bản hoàn thành việc xóa nhà ở tạm bợ, dột nát trên địa bàn tỉnh", ông Hùng nói.